Đức: Phân hạng quốc gia hạnh phúc, Đức rớt khỏi TOP 20 nước nhất thế giới; Sôi sục tuyển dụng lao động từ Việt Nam 80 triệu đồng / tháng 

Phân hạng quốc gia hạnh phúc, Đức rớt khỏi TOP 20 nước nhất thế giới

Chỉ số Hạnh phúc Thế giới 2024 và kết quả phân hạng

Phần Lan giữ vững vị trí quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm thứ 7 liên tiếp, trong khi Đức tụt hạng xuống vị trí thứ 24 và Mỹ ở vị trí 23. Việt Nam tăng 11 bậc so với năm ngoái và lên vị trí thứ 54. Đứng cuối bảng xếp hạng này là Afghanistan.

Bảng xếp hạng dựa trên kết quả khảo sát tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như dựa vào trung bình cộng 3 năm khảo sát gần nhất. Người dân được yêu cầu tự đánh giá cuộc sống của họ theo thang điểm từ 0 đến 10 gắn với các yếu tố sự hài lòng trong cuộc sống, GDP bình quân đầu người, an sinh xã hội, tuổi thọ và sức khỏe, sự tự do, sự hào phóng và vấn đề tham nhũng.

Lý do Đức rớt khỏi TOP 20 nước hạnh phúc nhất thế giới

Theo nhà khoa học xã hội Hilke Brockmann tại Đại học Constructor Bremen Đức, lý do khiến nền kinh tế Đức đứng đầu tàu châu Âu rớt khỏi TOP 20 nước hạnh phúc nhất thế giới có lẽ là do người dân nước này phản ứng nhạy cảm và lo lắng hơn nhiều so với người dân các quốc gia khác trước sự bùng nổ của các cuộc xung đột, xuất phát từ lịch sử nước Đức.

Các nhà nghiên cứu tại Đức theo dõi tâm trạng công chúng cũng đã ghi nhận tỷ lệ nghịch giữa tình hình kinh tế xã hội và cảm giác hạnh phúc cá nhân. Chuyên gia Brockmann cho rằng thứ hạng tương đối mờ nhạt của Đức liên quan các chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách thắt lưng buộc bụng mà nước này theo đuổi và những hạn chế cơ sở hạ tầng công cộng. Ngoài ra, theo chuyên gia này, mạng lưới an sinh xã hội của các nước Bắc Âu rộng hơn và mức hỗ trợ cao hơn so với Đức, do đó tại các nước này hình thành sự đoàn kết cơ bản thường thiếu ở các quốc gia có chính sách phúc lợi chặt chẽ như Đức.

Sôi sục tuyển dụng lao động chuyên ngành trong nước 80 triêu đồng / tháng

Chuyên gia phát triển giáo dục, du học nghề tại TPHCM, ThS Nguyễn Hoàng Tiến, nhận định Đức là quốc gia có dân số già hóa nhanh. Từ nay đến năm 2030, Đức dự kiến thiếu hơn 5 triệu lao động.

Vì thế, Đức đang có những chính sách mở cửa, tạo cơ hội cho nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề ở Việt Nam đến Đức làm việc và định cư. Trong đó, có thể kể đến các chính sách như miễn 100% học phí; đảm bảo 100% cơ hội định cư và bảo lãnh người thân; vừa học vừa làm có lương ngay từ tháng đầu tiên nhập cảnh,…

Các doanh nghiệp môi giới lao động Việt tích cực hoạt động, với nhiều chương trình

Trước bối cảnh đó, để mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho lao động Việt, các đơn vị môi giới lao động Việt sang nước ngoài làm việc đang ráo riết mở rộng nhiều chương trình, tìm người sang Đức làm việc, như chương trình chuyển đổi văn bằng điều dưỡng Việt Nam sang văn bằng điều dưỡng của Đức.

Đây là chương trình được tài trợ bởi chính phủ Đức, với mục tiêu tuyển dụng người lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Điều kiện sang nhập cư lao động, và những ưu đãi

Ứng viên tham gia dự án phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng đa khoa; có chứng chỉ hành nghề; không quá 38 tuổi; trải qua 18-26 tháng để ôn luyện bằng B1, B2 tiếng Đức và trải qua vòng phỏng vấn với doanh nghiệp Đức.

Nếu được chọn, ứng viên sẽ vừa được đào tạo lý thuyết, thực hành 40 giờ/tuần ngay tại cơ sở của doanh nghiệp Đức, vừa được trả lương trong 6-12 tháng. Sau khi tốt nghiệp, lao động Việt có thể được làm nhân viên chính thức với mức lương 3.000 euro/tháng, khoảng 80 triệu đồng.

Đáng chú ý, sau 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng chính thức, người lao động có thể bảo lãnh người thân đến Đức.

Ngoài chương trình này, Đức cũng ban hành nhiều chính sách thu hút lao động nước ngoài như du học nghề, du học đại học, thực tập sinh định cư, đầu bếp định cư,… với thu nhập 25-67 triệu đồng/tháng và cơ hội bảo lãnh người thân trong gia đình.

Trong 3 năm du học nghề, mức lương của người lao động sẽ tăng lần lượt theo mỗi năm từ 23 triệu lên 26 triệu, 28 triệu đồng đối với một số ngành dịch vụ; từ 28 triệu lên 31 triệu, 33 triệu đồng đối với nhóm ngành sức khỏe.

Sau khi có bằng nghề của Cộng hòa Liên Bang Đức, người lao động còn có thu nhập lên đến 60 triệu đồng/tháng đối với một số ngành dịch vụ và hơn 75 triệu đồng đối với nhóm ngành sức khỏe. Ứng viên nếu đi theo diện du học nghề, phải kiên trì học tập, làm việc 3 năm rồi lấy bằng nghề thì mới có thu nhập cao và ổn định", chuyên gia Nguyễn Hoàng Tiến nhấn mạnh.

Đại diện một doanh nghiệp Đức, ông Nhật Anh Hoffmann thông tin, Đức hiện là một trong những quốc gia cần nguồn nhân lực lớn từ nước ngoài cho các ngành như điều dưỡng, dịch vụ, điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng… Tuy nhiên, quốc gia này hướng đến đào tạo và tuyển dụng những lao động có tay nghề cao. Vậy nên "cơ hội mở" nhưng không dễ.

Chính sách đối với du học nghề

Khi du học nghề tại Đức, người học được trả trợ cấp khoảng 26 triệu đồng/tháng. Đức đang thiếu trầm trọng nhân lực nên sau quá trình học nghề, có chứng chỉ nghề phù hợp, học viên Việt sẽ dễ dàng tìm được việc làm, có cơ hội định cư.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang